HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA CÔ VÀ TRẺ TRƯỜNG MN TỊNH BÌNH

Lượt xem:

Đọc bài viết

Để đáp ứng được yêu cầu xã hội ngày càng cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách hiệu quả. GDMN với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi mầm non nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu của con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì thế chúng ta cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao năng lực chuyên môn.

Trong đó chất lượng giờ dạy của giáo viên quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non. Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Vì vậy cần nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp để phát triển toàn diện cho trẻ về Đức – Trí – Thể – Mỹ. Chuyên môn chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả cao, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học nhằm thực hiện tốt nhiệmvụ giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi.*****